Cách rút chân nhang bàn thờ Gia Tiên phải đảm bảo đúng theo phong tục tín ngưỡng truyền thống. Thông thường thì việc rút chân nhang là phong tục tín ngưỡng truyền thống của dân tộc Việt Nam ta, hay được tiến hành vào những ngày gần hết năm. Các công đoạn của việc lau dọn bàn thờ, bao gồm cả quá trình rút chân nhang yêu cầu sự cẩn thận, tỉ mỉ, tuân thủ kỹ lưỡng những nguyên tắc tâm linh lâu đời mà cha ông truyền lại, không thể tiến hành qua loa, sơ sót. Hãy cùng Vietnamarch tìm hiểu từng công đoạn một...
1. Cách rút chân nhang bàn thờ Gia Tiên - tầm quan trọng và ý nghĩa
Cách rút chân nhang bàn thờ Gia Tiên cần được tiến hành đúng thời điểm, tuân theo các quy định, chuẩn mực chặt chẽ. Quá trình rút chân nhang, bao sái cho bát hương cần tiến hành ngay khi bát hương đã cắm quá đầy chân nhang hay là khi đến dịp ông Công, ông Táo về trời. Nếu gia đình bạn vừa chuyển đến nơi ở mới hay vừa lập một bát nhang, chân nhang hãy còn ít ỏi thì chỉ tiến hành lau dọn bàn thờ, không cần phải rút chân nhang.
Thông thông lệ bình thường, buổi lễ rút chân nhang sẽ được tiến hành vào đúng ngày rằm tháng bảy Âm lịch hay dịp cuối năm (từ sau ngày 23 tháng Chạp trở đi).
Theo phong tục tín ngưỡng truyền thống, bát nhang thờ Gia Tiên là một biểu tượng của văn hóa tâm linh, là nơi kết nối giữa người phàm với Tổ tiên đã khuất. Vì vậy mà ngoài dịp lễ bái cuối năm, gia chủ chỉ nên chùi lau bàn thờ chứ không thể dịch chuyển hay tự ý rút chân nhang trên bát hương bàn thờ Gia Tiên.
Xem thêm>>> Cách lập bàn thờ vọng phù hợp lễ nghi văn hóa tín ngưỡng
2. Các quy định cụ thể về cách rút chân nhang bàn thờ Gia Tiên
Sau đây là cách rút chân nhang bàn thờ Gia Tiên đúng quy định tổ truyền mà bạn nhất thiết phải tuân thủ chặt chẽ, không để sơ suất:
- Lau dọn toàn bộ nhà cửa và bàn thờ trước khi diễn ra buổi lễ
- Cho mở toàn bộ các cửa phòng có trong nhà để lấy ánh sáng thiên nhiên và dòng không khí lưu chuyển, đảm bảo sự thông thoáng, sáng sủa.
- Phân công người lau chùi dọn dẹp bàn thờ: Có thể là bất kỳ ai nhưng tốt nhất là trưởng nam trong nhà, người này cần trai tịnh, tắm gội sạch sẽ trước.
- Chuẩn bị các dụng cụ, vật dụng lau chùi bàn thờ:
- 2 chiếc khăn lông mới, sạch sẽ
- Hỗn hợp rượu pha gừng: Dùng gừng tươi còn cả vỏ rửa sạch, giã cho nhuyễn nhừ, bỏ vào tô to rồi rót cho ngập rượu trắng.
- Đọc văn khấn xin phép lau chùi quét dọn bàn thờ
- Trước khi tiến hành đúng cách rút chân nhang bàn thờ Gia Tiên, chủ tế phải thắp nhang và khấn xin sự cho phép của Tổ tiên.
Quy trình tiêu chuẩn lau chùi dọn dẹp bàn thờ
- Tiến hành lau chùi bát hương trước tiên, dùng tay trái nắm giữ, còn tay phải cầm khăn lau chùi nhẹ nhàng, tránh làm chuyển động bát hương.
- Dùng khăn lông sạch ngâm rượu gừng để chà lau toàn bộ vật phẩm có trên bàn thờ. Sau đó có thể dùng khăn khô lau lại một lượt.
- Tiến hành đúng cách rút chân nhang bàn thờ Gia Tiên
Trước khi tiến hành đúng cách rút chân nhang bàn thờ Gia Tiên, chủ tế phải thắp 3 nén nhang thơm khấn rõ xin phép tiến hành quá trình tân trang, bao sái bàn thờ, xin các vị Tổ tiên tạm tránh mặt trong quá trình làm việc.
- Chuẩn bị sẵn một cái bàn cao ráo, sạch sẽ, bên trên có trải một tấm vải đỏ.
- Dùng cả 2 tay để bê bát hương hạ xuống, để bên trên bàn.
- Dùng cả 2 tay rút lần lượt từng chân nhang cho đến khi bên trong bát hương còn đúng 3 chân nhang.
- Lấy muỗng sạch múc vơi bớt phần tro bên trong bát hương, lấy khăn lông sạch ngâm nước rượu gừng lau kỹ bát hương một lượt.
- Dùng cả 2 tay nâng bát hương đặt lại vị trí ban đầu. Chắp 2 tay vái lạy và khấn xin Tổ tiên quay về.
Những lưu ý quan trọng nếu muốn thực hiện đúng cách rút chân nhang bàn thờ Gia Tiên:
- Nếu vì lý do gì đó mà khi đến dịp lễ, số chân nhang trong bát chưa nhiều thì chỉ cần lau dọn bàn thờ mà không thực hiện rút chân nhang.
- Tùy theo truyền thống mỗi vùng mà có thể xê dịch hay giữ nguyên vị trí bát hương trong quá trình lau chùi.
- Khi hạ bát hương và vật phẩm thờ cúng, nhất thiết phải đặt ở nơi sạch sẽ.
- Tuyệt đối không thể để rơi rớt, đổ vỡ bát hương.
- Sau khi kết thúc toàn bộ quá trình, nên chuẩn bị một phần lễ tạ.
3. Tìm hiểu phong tục truyền thống của người Việt cùng với Công ty Kiến trúc – Nội thất Vietnamarch
Nếu bạn quan tâm đến các phong tục tín ngưỡng truyền thống của dân tộc Việt. Nếu bạn cần biết bất kỳ chi tiết nào về văn hóa tâm linh trong thiết kế nội thất. Nếu bạn muốn hiểu thêm về yếu tố phong thủy ứng dụng trong thi công công trình. Hãy để các tư vấn viên của chúng tôi thỏa mãn nhu cầu của bạn tại:
Công ty Kiến trúc – Nội thất Vietnamarch
Địa chỉ: Số 61 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: 024.6681.2328 – Hotline: 0918.248.297 (24/7)
Lịch làm việc: 8h30 – 17h30 từ T2 – T6 8h30 – 12h30 T7
Website: vietnamarch.com.vn
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.