So sánh Lưỡng long tranh châu và song long chầu nguyệt có thực sự khác nhau

Thứ bảy, 16 Tháng 7 2022 15:17 Đăng bởi  P Admin Đánh giá bài viết này
(0 votes)

HÌnh ảnh lưỡng long tranh châu hay song long chầu nguyệt thường thấy trong dân gian, trong các trang trí đồ thờ cúng hay các công trình truyền thống như nhà thờ họ . Vậy hình ảnh này thực sự có ý nghĩa gì và hiểu đúng về nó ra sao, có thức sự khác biệt hay không

 Nguồn gốc của lưỡng long chầu nguyệt từ đâu

Bắt nguồn từ hàng trăm năm về trước đã có một sự tích về hình ảnh 2 con rồng đang cùng nhau tranh giành một vòng tròn rực cháy như đang tỏa ảnh hào quang nên đã làm nhiều người nghĩ rằng đây chính là mặt trăng. Và cái tên Lưỡng Long Chầu Nguyệt cũng từ sự tích đó mà xuất hiện vốn dùng để chỉ đôi rồng chầu về mặt trăng.

Ông cho rằng, hình ảnh “Lưỡng long chầu nguyệt” là có thật và nó bị lai tạo hình ảnh rồng và tính đặc trưng trong quan niệm của người Trung Hoa.

Riêng nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh lại cho rằng, đó là một sai lầm, vì vòng tròn ở giữa không phải mặt trăng, trăng không thể có ánh lửa bùng cháy.

Và có lẽ cũng vì thế mà chính ông, và một số học giả khác lại cho rằng, vòng tròn ở giữa chính là một quả cầu lửa, hoặc nên gọi là “Lưỡng long tranh châu” thì đúng hơn. Ông cho rằng, rồng là biểu tượng của sức mạnh vũ trụ.

Khi thể hiện hai con rồng thì không con nào ngậm châu cả vì hình tượng hai con rồng là biểu tượng lực Âm – Dương cân bằng, hạt châu lại là biểu tượng của Thái cực, là biểu tượng của vũ trụ.

Mà…không thể có hai vũ trụ, chỉ khi thể hiện một con rồng – tức là một âm (hoặc một dương) thì mới ngậm châu. Đây chính là biểu tượng của một trong hai thế lực âm (hoặc dương) đang chi phối vũ trụ (âm thịnh thì dương suy hoặc ngược lại).

Để phản bác lại nhận định này, nhiều nhà nghiên cứu đã giải thích ý nghĩa của hình ảnh “lưỡng long chầu nguyệt” dựa trên các triết lý kinh dịch từ xưa đến nay và luận rằng: vòng tròn đó hẳn là mặt trăng bởi mặt trăng có liên quan đến con người sinh vật.

lưỡng long tranh châu

Người xưa làm lịch theo chu kỳ tuần hoàn của mặt trăng, mặt trời quanh quả đất, phục vụ nền nông nghiệp và hoạt động săn bắt.

Đó gọi là âm lịch, nên mặt trăng mang tính âm, được ký hiệu nét đứt (–), còn rồng mang tính do biến hoá linh hoạt, ký hiệu nét liền (-). Theo quẻ dịch, biểu tượng “Lưỡng long chầu nguyệt” được ký hiệu là ( ), gọi tên quẻ li.

Quẻ này có ý nghĩa là: về thiên thời là ban ngày; về thời gian là tháng 5 mùa hạ, nóng; về địa lý là phương nam, về hướng là hướng Nam; về Ngũ hành là thuộc hoả, về nhân vật là nhân văn; về tính cách là tài lộc, thông minh, sáng, đẹp.

Như vậy hình ảnh lưỡng long tranh châu hay song long chầu nguyệt đều mang ý nghĩa lớn về mặt tâm linh và được gìn giữ tới ngày nay.

*** Cùng tham khảo thêm : https://thietkenhathoho.vn/news/item/781-kich-thuoc-nha-tho-ho-theo-phong-thuy-la-bao-nhieu.html

Mẫu nhà thờ họ

thiet ke thi cong xay dung nha tho ho