Nhà thờ họ Nguyễn Đăng – đây là một trong những dòng họ nổi tiếng trên cả nước bởi những người đỗ khoa bảng, có công biên soạn ra những bộ Đại Việt sử ký huy hoàng…Cả một dòng họ làm nức danh những người con của Sông Hương. Chúng tôi đã tham khảo được nguồn thông tin chính thống từ tapchisonghuong.com.vn để mang lại những thông tin bổ ích cho bạn đọc. Mời bạn đọc tham khảo về nhà thờ họ này nhé!
1. Những giá trị di sản mà nhà thờ họ Nguyễn Đăng để lại
1.1. Di sản vật chất nhà thờ họ Nguyễn Đăng
Nhà thờ họ hay còn gọi là từ đường Nguyễn Đăng (gốc họ Trịnh) tọa lạc tại số nhà 8 đường Lý Nam Đế, phường An Hòa, thành phố Huế. Ngôi từ đường Nguyễn Đăng được khởi thủy từ năm 1550 và trùng tu hoàn thiện như ngày nay vào năm 2005. Ngôi từ đường hiện nay được xây theo lối trùng thiềm điệp ốc, có mái vỏ cua cao ráo, bên trên các bờ quyết được đắp nổi các hình lưỡng long chầu nguyệt, phượng. Phía trước là cổng, hàng rào, bên trong có bức bình phong, mặt trước là hình con ngựa, mặt sau trang trí chạm trổ các hoa văn công phu, có đặt một đỉnh xông trầm bằng xi măng cao to. Khuôn viên khá rộng, nhưng lại là nơi sinh sống của 3 hộ gia đình là con cháu trong dòng họ. Bên trong nhà thờ có 3 bệ thờ, nơi thờ các bậc tôn thần của dòng họ, đồ khí tự sơn son thiếp vàng, có các câu đối, đao, kiếm, trống, thanh la dùng khi tế lễ.
Lịch sử từ đường họ Nguyễn Đăng được ghi lại bên trong nhà thờ như sau:
“Mùa thu Tân Sửu, Thiệu Trị nguyên niên. Từ đường tọa ở núi Trầm Hương. Mùa đông Giáp Thìn từ đường được dời về tọa ở xứ Cồn Kê – An Hòa ngày nay.
Năm Bính Ngọ cháu là Nguyễn Cư Sĩ (Đời thứ 10 phái Đạt Lý) cúng 2 câu đối:
“Xuất vu Hoan Châu, thiên vu Ô Châu, bồi thực tự tam bách niên y thủy
Tích vi Trịnh tánh, kim vi Nguyễn tánh, kế thừa kinh thập tứ thế hữu dư”.
Dịch nghĩa:
“Ra đời ở Hoan Châu, dời vào Ô Châu vun trồng đến nay đã được ba trăm năm.
Xưa là họ Trịnh, nay là họ Nguyễn nối liền được hơn mười bốn đời”.
Từ đường được trùng tu xây bằng gạch. Mùa hạ năm Giáp Tuất từ đường được lợp ngói.
Pháp đuổi, từ đường được dời qua tọa lạc ở Phú Bình (Phú Thuận). Từ đường được xây lại. Lạc thành an vị ngày 8/1 Ất Mùi.
Khi đó trưởng tộc là Nguyễn Đăng Thượng Văn (Đời thứ 13 phái Đạt Lý). Chuyên hành gồm: Nguyễn Đăng Rót (Đời thứ 14 phái Đạt Lý), Nguyễn Đăng Toàn (Đời thứ 15 phái Đôn Thành), Nguyễn Đăng Hoài (Đời thứ 17 phái Thuận Lý).
Mùa hạ năm Giáp Tý nhà thờ lợp ngói. Mùa hạ năm Mậu Dần từ đường được xây mới lại hoàn toàn và lạc thành an vị ngày 7/7 Kỷ Mão. Lúc này trưởng tộc là Nguyễn Đăng Kiếm (Đời thứ 14 phái Đạt Lý), Chỉ đạo công trình là Nguyễn Đăng Niệm (Đời thứ 16 phái Đôn Thành), Thủ quỹ Nguyễn Đăng Đấu (Đời thứ 16 phái Đôn Thành), Thư ký Nguyễn Đăng Anh (Đời thứ 14 phái Đạt Lý), Kiểm soát Nguyễn Đăng Tưởng (Đời thứ 15 phái Đạt Lý), Thủ kho Nguyễn Đăng Thuận (Đời thứ 16 phái Đôn Thành).
Nhà thờ được thượng lương, gác đôn, thượng rồng do Nguyễn Đăng Thắng (Đời thứ 15 phái Đạt Lý) phụ trách chung. Tổng công trình 80 triệu đồng. Khởi công ngày 20/5 Mậu Dần, hoàn thành ngày 15/12 Mậu Dần.
Hoàn thành phổ tộc từ đời 13 đến đời 21 mừng họ Nguyễn Đăng tròn 5 thế kỉ. Hậu duệ thế hệ sau tiếp tục ghi từ năm 2000 trở đi”
1.2. Di sản tinh thần
Dòng họ Nguyễn Đăng không chỉ nổi bật với truyền thống võ nghệ mà còn có nhiều dấu ấn đặc biệt trong lĩnh vực văn học. Các thành viên trong dòng họ như Nguyễn Đăng Thịnh đã sáng tác nhiều bài thơ mang nội dung vịnh sử, thể hiện phong cách nghiêm nghị và sâu lắng với các tác phẩm như “Vịnh Hán An Đế,” “Vịnh Tống Chân Tông,” “Vịnh Tống Cao Tông,” và “Vịnh Tống Độ Tông.” Trong Đại Nam liệt truyện tiền biên, các tập thơ và văn của ông như “Hiệu Tốn thi tập,” “Chuyết Trai văn tập,” và “Chuyết Trai vịnh sử tập” được ghi nhận rõ ràng. Nguyễn Đăng Tiến cũng đóng góp vào di sản văn học với tác phẩm “Minh Khiêm thi tập” được lưu truyền qua các thế hệ.
Những nhân vật tiêu biểu như Nguyễn Đăng Đệ, Nguyễn Đăng Thịnh, Nguyễn Đăng Tiến, và Nguyễn Đăng Cẩn đều ý thức rõ trách nhiệm của mình với dân tộc và đất nước. Mặc dù xuất phát điểm khác nhau, họ đều là những người tài năng xuất chúng, văn võ song toàn, và luôn ưu tiên lợi ích của người dân, đất nước trên lợi ích cá nhân. Những phẩm chất đó xuất phát từ tinh thần hiếu học và lòng say mê kiến thức đáng ngưỡng mộ của họ.
Có thể bạn quan tâm: Các mẫu nhà thờ họ đẹp được thực hiện bởi Vietnamarch
Nguồn: tapchisonghuong
Có thể bạn quan tâm
Ý nghĩa bậc đá nhà thờ họ
Bậc đá xuất hiện rất phổ biến trong các công trình đình, đền, chùa, nhà [...]
Ý nghĩa hoành phi câu đối Đức Lưu Quang
德流光 – Đức Lưu Quang là mẫu chữ có thể nói là phổ biến nhất, [...]
Ý nghĩa hoành phi câu đối trong nhà thờ họ, phòng thờ
Ở trong những không gian thờ cúng của các căn nhà cổ truyền thống từ [...]
Hàng rào đá nhà thờ họ tìm hiểu chi tiết công năng
Hàng rào đá nhà thờ họ không chỉ là một yếu tố bảo vệ mà [...]
Ý nghĩa bộ Lư hương – Đỉnh đồng trong văn hóa tâm linh của người Việt
Ý nghĩa bộ lư hương – đỉnh đồng là một vật phẩm nội thất phòng [...]
Ngai khám thờ là gì? Bảo quản ngai khảm thờ đúng cách
Ngai khám thờ là gì? là một vật phẩm không thể thiếu trong nội thất [...]
Mua bàn thờ nhà thờ họ ở đâu? Mua đồ thờ tại Vietnamarch
Mua bàn thờ nhà thờ họ ở đâu? Tìm hiểu địa chỉ mua bàn thờ [...]
Mua tranh trúc chỉ ở đâu Hà Nội?
Tranh trúc chỉ là một loại tranh trang trí được sử dụng ngày càng phổ [...]